Khởi nghiệp là gì? Những lưu ý trước khi bắt đầu khởi nghiệp

“Khởi nghiệp” – cụm từ mà chắc hẳn bạn đã nghe nhiều người nhắc đến . Nhưng liệu bạn đã biết khởi nghiệp là gì và cần lưu ý những gì khi khởi nghiệp? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp có thể hiểu là bạn đã ấp ủ một công việc kinh doanh riêng. Bạn sẽ thành lập một doanh nghiệp, bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Việc cung cấp những sản phẩm mới, dịch vụ mới hay thậm chí kinh doanh những mặt hàng đã có mặt trên thị trường nhưng theo ý tưởng có riêng mình… đều được gọi là khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là gì

Khởi nghiệp mang lại  rất nhiều giá trị cho bản thân và mang nhiều lợi ích cho xã hội, cho người lao động.

Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, việc này này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình. Và họ không phải bắt đầu từ việc đi làm thuê và được tự do trong công việc. Nguồn thu nhập của họ có thể cao gấp nhiều lần nếu công ty phát triển tốt.

Đối với xã hội và nền kinh tế thì việc khởi nghiệp của các công ty giúp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm. Điều này giúp giải quyết tình trạng thất nghiệp. Hơn cả là tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động nuôi sống bản thân và gia đình. Từ đó cũng góp phần giảm áp lực lên nền kinh tế, trợ cấp xã hội, giúp đưa đất nước ngày càng phát triển.

Những lưu ý trước khi bắt đầu khởi nghiệp

1. Làm những gì bạn yêu thích

Bạn sẽ dành rất nhiều thời gian, năng lượng để bắt đầu việc kinh doanh và xây dựng nó thành một doanh nghiệp thành công, cho nên điều tối quan trong là bạn phải thực sự yêu thích một cách sâu sắc những gì mình làm, cho dù nó có là cho thuê hồ câu cá, làm gốm hay tư vấn tài chính.

2. Khởi nghiệp khi bạn vẫn đang còn đi làm cho người khác

Bạn có thể mất khá nhiều thời gian trước khi doanh nghiệp mới của bạn thực sự kiếm ra tiền. Đi làm thuê cho người khác trong khi bắt đầu doanh nghiệp riêng của mình có nghĩa là bạn vẫn có tiền trong túi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.

3. Đừng bắt đầu một mình

Bạn cần một hệ thống hỗ trợ khi bạn bắt đầu một doanh (và cả sau đó nữa). Một thành viên trong gia đình hoặc một người bạn có thể chia sẻ ý tưởng, họ biết lắng nghe một cách thông và cho rằng ngay sau khi thất bại thì việc khởi nghiệp của bạn cũng là một bài học vô giá. Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được một cố vấn giàu kinh nghiệm.

4. Việc đầu tiên là tìm khách hàng

Hãy tìm cho mình khách hàng ngay khi bạn đang ấp ủ khởi nghiệp. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh mới tìm kiếm khách hàng, bởi việc kinh doanh không thể sống sót nếu thiếu họ.

5. Viết kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh vô cùng quan trọng trong kế hoạch khởi nghiệp. Lý do chính để viết kế hoạch kinh doanh như một việc làm cần thiết đầu tiên là nó có thể giúp bạn tránh được việc lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc bắt đầu một công việc kinh doanh không dẫn tới thành công. Người ta nói rằng không lập kế hoạch chính là lập kế hoạch cho thất bại.

Kế hoạch kinh doanh khởi nghiệp

6 Nghiên cứu

Bạn sẽ thực hiện rất nhiều nghiên cứu thông qua việc viết kế hoạch kinh doanh, nhưng đó mới chỉ là bắt đầu. Bạn cần phải trở thành một chuyên gia về lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ của mình. Tham gia vào các nhóm xã hội hoặc các nhóm chuyên gia trong lĩnh vự của bạn trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp là một ý tưởng hay.

7. Lên kế hoạch cho đồng vốn

Hãy tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng và những người cho vay. Tính xem kế hoạch tài chính phải cần đến của bạn là bao nhiêu. Đừng khởi nghiệp với ý nghĩ sẽ đi dến ngân hàng và rút tiền. Các nhà cho vay truyền thống không thích ý tưởng mới và khong thich những doanh nghiệp không chứng minh được khả năng tài chính

8. Quan tâm tới các vấn đề pháp lý và thuế trước tiên

Sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải giải quyết một đống lộn xộn rắc rối đắng sau nếu không để ý ngay đến những vấn đề này. Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh.

Tìm hiểu thêm kinh nghiệm các hoạt động khởi nghiệp nhấp vào đây.

Leave a comment

I accept the Privacy Policy

Call Now Button