Kĩ năng làm việc hiệu quả
Table of Contents
9 KỸ NĂNG MỀM TRONG CÔNG VIỆC BẠN NÊN THUỘC LÒNG
1. Thông tin – Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong công việc và nhiều khi mang tính quyết định của thành công nhất là trong kinh doanh. Kỹ năng thông tin là khả năng giao tiếp hiệu quả suy nghĩ và ý tưởng của bạn trong giao tiếp, trên giấy tờ và qua điện thoại. Nó liên quan đến việc biết lắng nghe người khác, xây dựng niềm tin và tôn trọng các ý kiến, quan điểm của người khác.
Ông Trần Thanh Liêm đến từ Tổng công ty điện lực TP.HCM, nói rằng nhiều sinh viên tốt nghiệp rất yếu kém kĩ năng, đặc biệt là thuyết trình và giao tiếp. “Những sinh viên kĩ thuật rất giỏi về kiến thức nhưng khi đi dự hội thảo nước ngoài lại nghe không được, nói không xong và viết cũng không nổi. Ngoài ra, khả năng làm việc nhóm cũng rất kém”
Theo ông Masaki Yamashita, Tổng giám đốc ngân hàng Mitsibishi UFJ Việt Nam, hầu hết các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đều bất mãn với nguồn nhân lực của Việt Nam vì kĩ năng giao tiếp và làm việc nhóm của người Việt Nam rất kém: “Tôi rất tiếc là các sinh viên học được rất nhiều ở trường, nhưng để chuyển giao kiến thức thành kỹ năng làm việc lại không làm được, không áp dụng được thực tế và khi có một vấn đề gì, các bạn cũng không nói chuyện hay trao đổi được với cấp trên”.
2. Sáng tạo trong công việc
Dám chấp nhận và sẵn sàng cho sự thay đổi sẽ góp phần tạo thêm sức mạnh sáng tạo. Phần lớn sự thành công của chúng ta tùy thuộc vào khả năng đảo ngược tình thế, khả năng ứng biến để xoay chuyển tình hình, đó là thái độ tích cực sáng tạo trong cuộc sống. Sáng tạo là khả năng suy nghĩ, hành động để khám phá những cách thức mới của tư duy và làm việc.
Không ai dạy bạn cách sáng tạo trong công việc, và cũng không có trường lớp nào đào tạo sự sáng tạo trong công việc, nếu có chỉ là hướng dẫn bạn nên làm như thế nào để công việc đạt hiệu quả cao nhất. Vậy kỹ năng sáng tạo trong công việc do chính bạn nắm bắt và khơi nguồn. Một công việc quen thuộc, làm hàng ngày theo một cách rập khuôn chỉ mang lại cho bạn kết quả như những lần trước. Hãy thử tìm cách khác để thực hiện công việc đó nhanh hơn, sáng tạo hơn và cho kết quả tốt hơn. Tìm tòi những điều mới mẻ trong chính những việc hàng ngày, đôi khi sẽ ra một sáng kiến mới tuyệt vời..các nhà bác học xưa, tìm được những định luật mà chúng ta dùng ngày nay trong những tình huống vô cùng bình thường mà không ai nghĩ tới..
3. Thừa nhận và học hỏi từ những lời phê bình
Đây là một trong những kỹ năng mang tính thử thách nhất, và cũng chính là kỹ năng gây ấn tượng nhất đối với người tuyển dụng. Khả năng ứng xử trước lời phê bình phản ánh rất nhiều về thái độ sẵn sàng cải thiện của bạn. Đồng thời có khả năng đánh giá, nhận xét mang tính xây dựng đối với công việc của những người khác cũng mang ý nghĩa quan trọng không kém. Hãy nhận thức xem bạn thủ thế như thế nào khi phản ứng trước những lời nhận xét tiêu cực. Đừng bao giờ ném đá vào những lời phê bình mang tính xây dựng mà không nhận thấy rằng ít nhất nó cũng có ích một phần. Khi bạn đưa ra lời nhận xét với người khác, hãy thể hiện sao cho thật khéo léo và chân thành. Cố gắng dự đoán trước phản ứng của người nghe dựa vào tính cách của họ để có cách nói phù hợp nhất.
4. Kỹ năng xây dựng những mối quan hệ có lợi
Trường học thường bắt học sinh mặc đồng phục và những việc làm tương tự một phần là để tạo môi trường bình đẳng giữa học sinh với học sinh. Chính vì vậy, không ai dạy bạn cách chơi với người này để được lợi và ngược lại.
Nhưng thương trường không được như thế, nếu không có những mối quan hệ có lợi, công việc của bạn hiển nhiên không dễ dàng bằng những người có quan hệ tốt với những người có liên quan tới công việc.
Cần lưu ý, quan hệ đây không phải là lợi dụng. Đơn giản, nếu bạn không quen một VIP, cơ hội hẹn gặp của bạn sẽ khó hơn người có quen biết. Hoặc nếu bạn không quen với một kỹ sư giỏi, cơ hội để có sự phục vụ của anh ta cho công ty bạn có thể sẽ ít hơn công ty đối thủ với chế độ tương đương mà quan hệ thân quen hơn.
5. Tự tin, năng động và biết lôi kéo người khác
Đây là ba yếu tố bạn cần phải có trên con đường chinh phục thành công. Một người tự tin sẽ luôn có những mục tiêu rõ ràng cho cuộc đời mình. Năng động sẽ giúp chúng ta có nhiều mối quan hệ và luôn được đánh giá cao. Khi là người tự tin, năng động bạn cũng cần phải thể hiện được khả năng chinh phục, lãnh đạo của bản thân đó là lôi kéo người khác đứng về phía mình, làm theo kế hoạch của mình.
6. Kỹ năng giải quyết vấn đề – Tính linh hoạt
Tính linh hoạt là khả năng thích nghi để giải quyết công việc chúng ta gặp phải hàng ngày trong công việc lẫn đời sống riêng. Những người có khả năng xác định vấn đề, nghiên cứu giải pháp và đưa ra những quyết định hiệu quả đang càng ngày càng được ưa thích trong các ngành quản trị kinh doanh, tư vấn quản lý, hành chính công cộng, khoa học, y dược và kỹ thuật. Chắc chắn rằng, những người có khả năng phát hiện và nhanh chóng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả sẽ được trọng dụng.
7. Tìm hiểu – thu thập thông tin
Quản lý thông tin là khả năng biết được nơi để có được thông tin cần thiết để tìm kiếm, định vị, và thu thập nó. Điều này có thể liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực khác nhau, cho dù chúng là từ những con người hoặc từ các tài liệu trong thế giới rộng lớn của công nghệ.
8. Tư duy tính toán và kỹ năng đặt mục tiêu
Khả năng chuyển đổi lượng lớn dữ liệu dựa trên những khái niệm trừu tượng và khả năng phân tích vấn đề dưa trên nhưng lý luận.Yếu tố tác động hình thành kỹ năng: Môi trường truyền thông và thế giới của công nghệ.
Nếu không có mục tiêu nghĩa là bạn đang trên con đường không có điểm dừng và không có đích đến. Do vậy điều kiện đầu tiên để thành công là phải có đích đến, xác định được đính đến của bản thân mình, đó chính là mục tiêu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đặt ra được và thực hiện được mục tiêu như bản thân mong muốn và kỳ vọng. Kỹ năng đặt mục tiêu vô cùng quan trọng, nó là tiền đề cho những bước tiếp theo trong phát triển sự nghiệp của bạn.
Kỹ năng làm việc chuyên nghiệp
Có thể bạn học được rất nhiều kiến thức sâu rộng. Có thể bạn cũng biết hoạch định những mục tiêu cho tương lai, cho cuộc đời. Song những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp lại là điều rất thiếu ở những người mới ra trường, bởi đó là những điều ít được dạy trong trường lớp.
Những kỹ năng làm việc chuyên nghiệp có thể là cách giao tiếp hiệu quả mà ngắn gọn, cách quản lý quỹ thời gian, cách phối hợp với đồng nghiệp, đệ trình và đề xuất với cấp trên hay thậm chí chỉ là những kỹ năng nhỏ như lưu trữ tài liệu…