4 Câu hỏi trước khi quyết định có nên khởi nghiệp ..

“Thời đại khởi nghiệp, làn sóng khởi nghiệp, phong trào khởi nghiệp”, những câu chuyện về khởi nghiệp sớm rồi sở hữu khối tài sản đáng mơ ước đã trở thành đích phấn đấu cho nhiều người trẻ.

Nhưng liệu làm chủ (kinh doanh riêng) có phải là con đường duy nhất để thành công? Và liệu bạn đã thích hợp để theo đuổi nguyện vọng này?

Hãy cùng nhìn vào thực tế của lựa chọn khởi nghiệp và ngẫm thử bạn có chấp nhận những đánh đổi sau đây không.

1.Bạn có chấp nhận loại bỏ khái niệm “vùng an toàn” vĩnh viễn để khởi nghiệp?

Tất nhiên làm bất kỳ công việc nào cũng có lúc cần bước khỏi vùng an toàn. Tuy nhiên với một nhà sáng lập, luôn quay cuồng với sự biến động không ngừng từ môi trường bên ngoài, thì gần như bạn phải phá vỡ vùng an toàn mỗi ngày, mỗi giờ.

Chỉ một sự chần chừ hay thụ động có thể khiến bạn trả những “cái giá” đắt, hay ít nhất đánh mất vài cơ hội quý báu.

Bạn có nằm trong 2 dám từ bỏ vĩnh viễn vùng an toàn
Bạn có nằm trong 2% dám từ bỏ vĩnh viễn vùng an toàn?

Ý tưởng thì ai cũng có, bàn về ý tưởng ai cũng nói được, phân tích ý tưởng ai cũng có khả năng, chiến lược ai cũng có thể vẽ ra.

Nói vậy không có nghĩa làm kinh doanh thì không cần chuẩn bị. Chuẩn bị kỹ và suy tính từng chút một các nước đi kinh doanh là bước chuẩn bị nhiều người lường trước.

Nhưng suy tính để làm sao bứt phá mạnh mẽ ra khỏi mọi quy tắc an toàn của bản thân.Mỗi giây phút đều quả quyết, lì lợm, dám đương đầu rủi ro thì chưa nhiều người nghĩ đến.

Con đường biến “good idea” thành “good business” có lắm gian truân, thử thách, thậm chí đánh đổi, mất mát. Và việc dám chấp nhận những đánh đổi này hay không sẽ quyết định lựa chọn sự nghiệp của bạn.

 

2.Bạn có chịu được cảm giác “sở hữu một doanh nghiệp”?

Là đầu tàu, mọi thứ về doanh nghiệp sẽ xoay quanh bạn. Đây không phải sự quan tâm dành cho các ngôi sao, mà là áp lực đến ngộp thở vì tất cả thành bại đều nằm ở bạn.

Tất cả quyết định của bạn được mọi người trong công ty trông đợi. Ai cũng muốn hỏi ý kiến bạn và chỉ một quyết định thiếu sáng suốt sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống. Định hướng của bạn chính là hơi thở của công ty, định hướng có vấn đề, bạn sẽ hiểu thế nào là “khó thở”.

Thời gian đầu luôn là khoảng tất bật nhất. Vận hành “ngốn” nhiều thời gian hơn vì quy trình chưa hoàn chỉnh, hoạt động chưa vào guồng. Thời gian của bạn gần như là thời gian ở công ty.

Đó chính là cảm giác hy sinh cho đứa con của mình. Đặc biệt với startup, từ quá trình phôi thai, phát triển, trưởng thành, nếu không dựa vào tâm huyết, sự tập trung và hy sinh của người chủ, thì… cũng không biết phải dựa vào điều gì.

4 Câu hỏi trước khi quyết định Khởi nghiệp hay Đi làm1

Hãy chắc chắn bạn chịu được tất cả cảm giác trên. Đó là bản lĩnh của người đứng đầu tập thể.

Còn nếu không thì sao? Chẳng sao cả! Không làm chủ bạn vẫn có thể cống hiến bằng cách thực thi công việc ở công ty và hoàn thành trách nhiệm của mình. Không làm chủ cũng được, hãy làm chủ cần đến bạn.

3.Bạn phát huy tốt nhất năng lực khi đóng vai trò gì?

Đằng sau việc phát triển doanh nghiệp để dẫn đầu thị trường là cả một chặng đường với nhiều chướng ngại: chuẩn hóa và tinh gọn các quy trình, đào tạo đội ngũ đồng bộ, cân bằng tài chính, phát triển nhân sự, hoạch định marketing,…

Người chủ không phải người giỏi nhất trong tất cả lĩnh vực, nhưng có độ hiểu biết nhất định đủ để đưa mọi thứ vào tầm kiểm soát.

Vậy nên, người chủ doanh nghiệp cần nắm một lượng kiến thức, kỹ năng khá rộng, đặc biệt là quản trị, nhân sự, tài chính để vận hành doanh nghiệp.

Quan trọng hơn hết, một khi đã làm chủ, hãy chắc chắn bạn có sự thông thạo nhất định trong lĩnh vực mình hoạt động.

4 Câu hỏi trước khi quyết định Khởi nghiệp hay Đi làm2

Ví dụ, các công ty bất động sản mới hiện nay hầu hết có chủ là những nhân viên sale dày dạn trong ngành. Họ vừa dùng kiến thức nền có sẵn để đào tạo đội ngũ và hình thành định hướng cho công ty, vừa tối ưu các công việc khác như chuẩn hóa quy trình và giấy tờ hay các công việc về back office (vốn không phải thế mạnh của sales).C

Người giỏi nhất trong lĩnh vực của mình chưa chắc có thể dẫn dắt một doanh nghiệp trở nên giỏi nhất trong lĩnh vực đó. Nếu chỉ muốn mở rộng hiểu biết và khả năng trong một lĩnh vực cụ thể, việc phát triển bản thân trở thành một chuyên gia ai cũng muốn chiêu mộ không phải ý tưởng tồi.

xem thêm các bài viết liên quan

Leave a comment

I accept the Privacy Policy

Call Now Button